Bitcoin gần chạm 6.000 USD, các ngân hàng phố Wall cũng phải “phát cuồng” với tiền số

“Khi nhìn vào , tôi phải tự đấu tranh với bản thân một chút”, CEO Michael Corbat trả lời phỏng vấn của tờ Nikkei. “Đây có phải là 1 tài sản mang nặng tính đầu cơ? Có lẽ còn hơn thế”.


Sau khi đồng bitcoin chạm mốc cao nhất mọi thời đại và chỉ còn cách mốc 6.000 USD không xa, có vẻ như các ngân hàng lớn ở – vốn rất dè dặt trước làn sóng – đã dành ra rất nhiều sự chú ý đến “cơn sốt” này.

Theo Bloomberg, các chuyên gia phân tích trên phố Wall đang cố gắng đuổi kịp với yêu cầu về thông tin ngày càng lớn từ khách hàng. UBS và Citigroup vừa gửi tới khách hàng các tài liệu giải thích sâu hơn về công nghệ , trong khi các lãnh đạo cấp cao tại JPMorgan Chase tỏ ra khá cởi mở đối với tiền số trong buổi công bố kết quả kinh doanh quý III.

Đến tận tháng 12 năm ngoái, bitcoin vẫn được giao dịch ở mức dưới 1.000 USD. Thế nhưng kể từ đó đến nay giá của nó đã gấp hơn 5 lần, phá vỡ mốc 5.000 USD trong tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 6. Đặc biệt hơn, trong quá trình ấy bitcoin đã vượt qua mọi rào cản như giới chức siết chặt quản lý tiền số, lời cảnh báo “bitcoin chỉ là trò lừa đảo” của vị CEO quyền lực Jamie Dimon hay thậm chí là 1 cú sụp đổ về giá.

Dưới đây là bản tóm tắt một số nghiên cứu về tiền số mà các ngân hàng lớn trên phố Wall đã gửi cho khách hàng của họ trong tuần qua.

JPMorgan

CFO Marianne Lake đã sử dụng buổi họp báo ngay sau khi JPMorgan công bố kết quả kinh doanh quý III để nói một cách thẳng thắn về quan điểm của ngân hàng có trụ sở tại New York về các đồng tiền số. Dù tháng trước Dimon gọi bitcoin là một trò lừa đảo và tuyên bố sẽ sa thải bất kỳ nhân viên nào giao dịch bitcoin, bà Lake nói rằng ngân hàng của mình “có thái độ cởi mở” trước những ứng dụng tiềm năng của tiền số và đang thử nghiệm áp dụng công nghệ blockchain trong tương tác với khách hàng.

Tuy nhiên ông Dimon đã không thể giữ bình tĩnh vào ngày thứ 6, chỉ 1 ngày sau khi tuyên bố mình sẽ không bao giờ nói gì về bitcoin nữa. Dimon tiếp tục cho rằng những người mua bitcoin đều “ngu ngốc” bởi đồng tiền này sẽ bị các Chính phủ đè bẹp vào một ngày nào đó.

Citigroup

“Khi nhìn vào bitcoin, tôi phải tự đấu tranh với bản thân một chút”, CEO Michael Corbat trả lời phỏng vấn của tờ Nikkei. “Đây có phải là 1 tài sản mang nặng tính đầu cơ? Có lẽ còn hơn thế”.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích tại ngân hàng của ông trong tuần qua đã phát hành 1 bản báo cáo hướng dẫn khách hàng về “hệ ngân hà tiền số”. Báo cáo kết luận Citigroup có cái nhìn lạc quan về công nghệ blockchain.

Theo họ, 1 đồng tiền số được hậu thuẫn bởi Chính phủ hoặc chí ít là NHTW sẽ làm thay đổi căn bản hệ thống tài chính, mang đến cả cơ hội và thách thức cho các bên tham gia trên thị trường cũng như các nhà hoạch định chính sách. Ở thời điểm hiện tại thì các thị trường mới nổi và cận biên sẽ là những ứng viên thích hợp hơn cho việc áp dụng tiền số một cách rộng rãi, bởi hệ thống tỷ giá của họ vốn đang biến động mạnh.

UBS

Các chuyên gia phân tích tại ngân hàng đến từ Thụy Sĩ này đã tung ra báo cáo dài 25 trang giải thích công nghệ blockchain bao phủ mọi thứ như thế nào. Họ kết luận đà tăng giá quá mạnh của bitcoin trong mấy tháng trở lại đây là bong bóng đầu cơ, nhưng đến năm 2017, mỗi năm công nghệ blockchain có thể tạo ra giá trị kinh tế lên tới 300 – 400 tỷ USD trên toàn thế giới.

Sanford C Bernstein & Co. Inc.

Đà tăng giá điên rồ của bitcoin khiến các chuyên gia phân tích tại hãng môi giới có trụ sở tại New York đặt ra câu hỏi: “Điều gì khiến tiền là tiền tệ?” Báo cáo do Gautam Chhugani và Gaurav Jangale thực hiện điểm lại lịch sử của hệ thống tiền tệ, từ thời con người còn sử dụng phương thức hàng đổi hàng đến những đồng tiền pháp định được sử dụng rộng rãi như ngày nay.

“Theo nghĩa đơn giản thì tiền tệ là thứ gì đó mà xã hội tin tưởng rằng nó sẽ được chấp nhận trên toàn cầu”. Như vậy thì bitcoin đã hoàn thành một nhiệm vụ cơ bản của tiền tệ – nơi cất giữ giá trị, nhưng ở thời điểm hiện tại thì mức độ biến động giá và độ tin cậy của bitcoin là những điểm trừ khá lớn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *